Nói chuyện với họa sĩ Mỹ

04/02/2021

New york có thể nói: Thủ đô nghệ thuật ngày nay của thế giới. Có khoảng 40 vạn họa sĩ xuất thân ở các nước văn minh Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Ý, Nga v.v và cả các nước kém phát triền… đều có tham vọng lập nghiệp ở đây.
Chỉ riêng một trong nhiều nhà bán họa phẩm, vải vẽ, màu vẽ ở ngay phố Tàu thuộc New York cũng cao tới 5 tầng. Mỗi tầng bán một thứ, tầng chỉ chuyên bán vải, tầng chuyên bán sơn dầu v.v đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các họa sĩ.
Nhiều họa sĩ như vậy, tất nhiên phải có nhiều Gallery tổ chức triển lãm, giới thiệu tranh của họ và hoạt động thương mại.
Có một số rất ít giàu có vì bán được tranh. Còn tuyệt đại trong cảnh thiếu thốn không giàu. hoặc đói nghèo. Cho nên 80% số này phải làm thêm một nghề nào đó để có tiền nuôi sống niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật của họ. Bill Comay một họa sĩ Mỹ, đồng nghiệp với tôi. Bill đã tốt nghiệp MD về nghệ thuật ở New York.Vẽ như điên về ban đêm, còn ngày làm thêm nghề Zanitor ở một trường trung học. Tuy nhiên Bill cũng chỉ đủ sống, trả tiền thuê nhà, mua thực phẩm và họa phẩm để vẽ. Phòng vẽ của Bill rộng, ở dưới nhà vừa để vẽ và tiếp khách, trên tầng hai có một gác lửng dùng để ở. Những cái tranh sơn dầu của Bill, thường từ hai đến ba mét.

(Đang Ngủ)

Hôm nay tôi đến thăm Bill. Với tư cách, một đồng nghiệp, một người bạn thân tình. Cũng lúc Bill vẽ xong một bức tranh lớn. Màu sắc tương phản, và những nét bút ngang dọc tự do to bằng bắp chân tung hoành trên nền vải. Bill thấy tôi nhìn tranh lúc gần lúc xa vội nóng ruột hỏi:
– Anh thấy tranh tôi thế nào ?
– Rất rực rỡ, phóng khoáng nhưng…
– Nhưng sao ?
– Hơi De Kooning.
– Tại sao De Kooning?
– Tôi là đồng nghiệp, và là bạn của anh. Nhưng nếu anh cho phép thì tôi mới nói…
– Được, được tôi rất mong anh nói, đế tiến bộ…
– Nếu vậy tôi được phép của anh, tôi có thể nói rằng: Ở thờ đại này bất cứ cái gì na ná, ảnh hưởng lẫn nhau người ta đều biết.
– Anh nói lại đi, người ta là nhưng ai?
– Những người ấy là anh, là tôi, là những chuyên gia nghiên cứu lịch sử mỹ thuật thế giới, những nhà sưu tầm, những chuyên viên Curator ở các bảo tàng viện và Gallery chuyên nghiệp v.v

– Đúng vậy. Nhưng ở ngay bức tranh này phần DE Kooning đã lấn át cái bản ngã của anh. Tôi muốn cái bản ngã chính là của anh. Cái bản ngã của Bill. Nghệ thuật là kế thừa và phát triển. Anh có quyền ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng ấy phải phục vụ và phái triển thành cái bản ngã của anh.
– Tôi hỏi lại Bill: Anh có thích tranh của Modigliali và Piccasso không?
Bill nhìn tôi, rồi trả lời rất vui: Tuyệt vời, những thiên tài của hội họa thế giới.
– Họ có ảnh hưởng ai không ?
Bill không trả lời.
– Họ có ảnh hưởng của những mặt nạ châu Phi nhưng họ Biến sự ảnh hưởng đó thành phong cách của riêng họ. Chữ Biến này rất quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật.
Bill như hiểu lời nói của tôi, nhưng miệng nói kèm theo ánh mắt buồn buồn nhìn vào bức tranh vừa vẽ: Ôi chao, lúc tôi học ở trường Mỹ thuật không có một giáo sư nào nói với tôi như điều anh vừa nói.
– 90% các giáo sư dạy mỹ thuật không trực tiếp sáng tác. Họ chỉ nhai lại những kiến thức mà họ học ở trong trường thôi….
Chợt nhớ ra điều gì, Bill chợt hỏi:
– Theo anh thế nào là Mới, Lạ?
– Khi chưa có nó, mà có nó. Khi chưa nghĩ tới nó mà có nó, khi không dám nghĩ tới nó mà có nó. Vậy Nó là cái Mới Lạ.
Bill cười rất tươi, gần như Ngộ ra trong đầu bằng sự khai mở trí tuệ. Thăm Bill đã lâu, tôi tạm biệt nhưng không quên động viên, khuyến khích:
– Tôi là bạn anh. Nhất là anh đã cho phép tôi, nói những lời chân tình. Từ trái tim tôiTôi thật hạnh phúc trong tương lai anh có những bức tranh hay hơn ngày hôm nay rất nhiều….
Trước lúc chia tay, Bill còn cầm tay tôi:
– Cho tôi hỏi thêm câu hỏi nữa.
– Vâng, Tôi hân hạnh được anh hỏi thêm.
Bill, nhìn xa xa, rồi nhìn tôi hỏi:
– Để thực hiện Cái Mới Lạ người họa sĩ, nghệ sĩ phải làm gì ?
Tôi nhìn thẵng vào mắt anh, mỉm cười trả lời vui vẻ:
• Có 4 điều tối quan trong sau đây.
1. Vượt qua thần lực của đám đông.
2. Vượt qua nỗi khiếp sợ của bản thân anh ta.
3. Quan trọng, phải biết đạp đổ những thần tương.
4. Cuối cùng là sự TỰ TIN.


(Ca Trù)

Vài năm sau, nghe tin Bill không ở New york, mà chuyển về Oregon. Bill đã lấy vợ có con. Từ đó tôi không có biết thêm gì về Bill nữa. Cuộc đời cứ trôi qua như nước chảy…Tôi cũng từng đến Oregon thăm bạn bè, nhưng lại không có Cơ Duyên để gặp Bill. Rồi một hôm tại một quán Cafee ở Seattle. Tôi gặp Bill. Ôi chao, đã 10 năm xa cách, Bill thay đổi cả về hình dáng, cách ăn mặc lẫn tư tưởng. Mặt mũi Bill xạm đi, râu mọc lởm chởm làm tôn đậm thêm những vết nhăn khắc sâu vào sự vất vả của cuộc mưu sinh. Chỉ riêng đôi mắt còn giữ được thần khí, ánh sáng vẫn còn trong hốc mắt tỏa ra. Bill cười bằng mắt chứ không bằng miệng, trong lúc cái miệng méo lệch, the thé:
– Tôi đã bỏ nghề rồi, tôi không còn vẽ nữa.
– Thế bây giờ anh làm cái gì đế sống?
– Tôi phụ vợ, mở tiệm ăn nhỏ, bán fast food.
Tôi an ủi Bill:
– Thôi cuộc đời, không cho anh theo đuổi sự nghiệp mơ ước thì lại cho anh một gia đình yên ấm, có vợ, có con… thế là được rồi.
Bill đột ngột hỏi tôi:
– Anh có biết Ken … không? Ở Oregon mà?
Tôi thành thực trả lời:
– Thực tình tôi có nhiều bạn ở dưới ấy, nên không nhớ lắm. Nhưng tại sao anh lai hỏi đến Ken…? Có chuyện gì vậy?
Bill lặng đi, hình như trong nội tâm có sự day dứt, vui sướng. Bill trầm giọng thay thế âm thanh the thé, từ từ kể cho tôi câu chuyện sau đây:
– Anh biết không, Ken… là bạn tôi. Một hôm có việc tôi ghé qua nhà Ken … Tôi nhìn thấy một bức chân dung của Ken… Ken đã chọn một cái khung, đắt giá cho cái tranh đó, và treo ở vị trí trang trọng nhất trong nhà Ken… Dưới khung, Ken… đề dòng chữ “Thế giới có 7 tỷ người, mới có một người vẽ như thế“. Măc dù vẽ mắt mũi mồm Ken, bằng cách đảo ngược vị trí nhưng vẫn là Ken… Đích thị Ken. Sự giống cả về hình thức, lẫn tinh thần chỉ bằng vài nét vẽ đơn giản, chon lọc từ hiện thực. Tôi lại gần hơn, đúng là tên anh và chữ ký. Sực nhớ những lời anh nói ở New York giờ đã trở thành hiên thực. Cụ thể bức chân dung của Ken… thật là báu vật vì nó Mới Lạ, cả cuộc đời tôi vật lộn với Hội Họa, nhưng đây lần đầu tiên tôi nhìn thấy ngôn ngữ Đảo Ngược. Ở anh vừa nói, vừa làm được. Một sự thống nhất hoàn chỉnh giữa lý luận và thực tế.


(Một Người Mỹ tử tế)

Xem bức chân dung này giây phút đầu tiên là thấy nó đẹp, hấp dẫn, mới lạ về hình thức. Nhưng còn nội dung bên trong nó có hàm nghĩa gì? Tại sao có sự đảo ngược vị trí, từ mắt xuống cằm, mũi ngược lên trời, mồm bay lên trán? Anh có thể giải thích cho tôi hiểu, vì tôi rất thích mọi sự vật không chỉ đẹp, hay mà có ý nghĩa nữa….
– Nếu anh đã hỏi về nội dung, bức chân dung của Kent, tôi xin trả lời: Nghệ
thuật Đảo Ngược Biến bình thường thành mới lạ, Biến phức tạp thành giản đơn, Biến những điều không liên quan, trở thành liên quan. Và kết nối những hinh thái đã biết thành hình thái chưa biết lúc trước.
Chúng ta được tạo hóa, ban tặng món quà kỳ diệu nhất là cơ thể con người, trong đó chứa đựng con tim khối óc và tâm hồn chúng ta. Nhưng tất cả những thứ đó, chúng ta, vâng, chính chúng ta, đối xử thiếu tôn trọng nhất. Chúng ta lạm dụng và phất lờ chúng, Tạo hóa cho con người đôi mắt để nhìn thấy ánh sáng và tạo vật, Nhưng con người kiêu ngạo, luôn luôn nhìn lên cao với tham vọng quyền lực, vật chất và tình dục… Coi thường mọi sinh vật, các dân tộc chậm tiến dưới tầm mắt mình…. Bởi vậy nghệ thuật Đảo Ngược đặt vị trí đôi mắt xuống dưới hàm, để con người khiêm tốn hơn, nhìn mọi vật một cách bình đẳng, mở rộng trái tim bao dung, thân thiện với những người kém mình, trong đó có cả thiên nhiên và sinh vật bé nhỏ.
Chúng ta có 2 con ngươi màu đen ở trong mắt, nay lại thêm 2 cái lỗ mũi cũng màu đen, Điểm này sự sáng tạo của Tạo hóa hơi bị thừa. Trong các sách Tướng số người nào lộ 2 lỗ mũi, thì người đó sẽ nghèo túng. Nghệ thuật Đảo ngược đặt vị trí cái mũi ngược lại, Cái mũi đã trở thành bông hoa, hít thở không khí trong lành của trời đất.
Cổ nhân có nói về cái mồm: Ăn vào là bệnh, nói ra là họa, Nghệ thuật Đảo Ngược đặt ví trí cái mồm lên trán, mục đích để tránh tai họa thì trước khi nói phải suy nghĩ cẩn thận, thấu đáo… và tránh bệnh, truớc khi ăn cũng phải nghĩ…
Đấy tôi đã giải thích nội dung bức chân dung của Kent mà anh nhìn thấy.
Bill nhìn tôi, mắt sáng lên. Rồi ôm choàng lấy tôi, miệng lẳm nhảm:
– Cảm ơn anh nhiều lắm, quá tuyệt với những lời giải thích của anh… Sau đó tôi lần mò vào trang http://upsidedownism.vn/ của anh, tôi vô cùng ngạc nhiên, với những điều hiểu biết sau 7,8 năm trong trường mỹ thuật ở New York, bằng các câu hỏi: tại sao nghệ thuật Đảo ngược lại đi quá xa với mặt bằng của thế giới phẳng ngày nay. Cuối cùng xin anh trả lời, 2 câu hỏi dưới đây của tôi:


(Cô gái với con Mèo)

1. Cái đầu con người rất quan trọng, nó ở vào vị trí giữa hai vai, vì cớ gì mà trong tranh Upsidedownism vị trí của nó thay đổi liên tục, lúc ở đằng sau lưng, lúc ở cánh tay, lúc ở đầu gối, lúc ở giữa ngưc, lúc ở ngang hông vv…?
– Tôi nhẹ nhàng, với nụ cười hồn nhiên, nói với Bill:
Cảm ơn anh, câu hỏi rất hay, tôi cũng thích thú trả lời sau đây:
– Mắt tôi, mắt anh, mắt của 7 tỷ người trên thế giới đều nhìn thấy cái đầu cắm vào giữa 2 vai. Chính xác như vậy. Tạo hóa sinh ra như vậy. Nhưng nghệ thuât Đảo Ngược lấy sự gần gũi, thân thiện thương yêu với tạo vật làm nền tảng cho cách nhìn với thế giới hiện đại, nên cái đầu con người đang từ đôi vai, hoán đổi vị trí xuống tà áo dài để nói chuyện với con mèo, hoặc tâm sự buồn vui với những cỏ cây hoa lá thiên nhiên một cách bình đẳng. (thí dụ: tranh cô gái va con mèo) Hoặc trong tranh Ca Trù cái đầu người nhạc công xuất hiện từ đầu gối, để thể hiện tình cảm giao lưu tình cảm, ngẫu hứng với ca nương, ngay cái đầu của ca nương cũng xuống vị trí cánh tay, không ở trên hai vai nữa. Tức là người nhạc công và người ca nương đều tiến lại gần nhau giống như tình yêu trai gái… bất chấp sự ngăn cản của hủ tục… bất chấp sự hạn chế, lạnh lùng của môn học cơ thể học – Anatomi. Rồi sau đây anh sẽ thấy không chỉ vị trí của cái đầu thay đổi, mà các bộ phận cũng thay đổi toàn diện. Nghệ thuật là sự Biến Hóa. Nhưng tôi xin dừng lại ở đây… Hẹn anh vào dịp khác, mình sẽ trao đổi thêm.
Bill Comay ôm chặt tôi, với niềm tin, hy vọng trong mắt anh.
Nửa tháng sau, tôi nhận được email cua Bill: Sau khi gặp anh, tôi đã vẽ lại và yêu cuộc sống hơn.

Seattle, Oct – 2017
Họa sĩ Nguyễn Đại Giang