UPSIDEDOWNISM Một thuận lý của cái nghịch đảo.

22 September, 2017

Viết về họa phái Upsidedownism của họa sĩ Nguyễn Đại Giang

Bài phê bình của họa sĩ, nhà mỹ thuật Vũ Ngọc Anh

Hà Nội , 2007

 

1.Phác thảo một chân dung:

Sau một quãng đời thăng trầm phiêu bạt, họa sĩ Mỹ gốc Việt Nguyễn Đại Giang khi trở về quê mẹ, đã mang theo trong hành lý của mình nhiều thành quả sáng tạo nghệ thuật cũng như giải thưởng quốc tế đáng trân trọng:

 

  • 2007:     Honorable Award: Diploma of Excellence for artwork “Vietnamese musicians”, delivered by Artoteque.com, London
  • 2006:     The “Mother & Son” won Third Price of  International Art Contest in Spain

The “Hawaiian Dance” won Top50 of PaintAmerica Contest (TOP50)

  • 2005:     Sept. 24th, the portrait of Dalai Lama (painted by artist Nguyen Dai Giang with Upsidedown Art is offered to the Datlai Latma at Manhattan Center (New York)
  • 2002: Who’s is who in the world
  • 2001: Won Portable Art Collection Award .Who’s who in the West
  • 2000: Outstanding artists and Designers of the 20th  Century
  • 1999: Bio. Of Artist was  selected in Book Who’s Who in the World]” 2000-2001
  • 1997: Won “The most Talented  Artist “ International Competition, third prize in Stockholm, Sweden.

Won “The First International Drawing Contest 1997 World of Art”  third    prize in Stockholm, Sweden.

  • 1996: Won “The Best Contemporary Art CD ROM – The Juried Collection 1996 “ in New York.
  • 1994: Won Washington State Convention Center Seattle International competition prize.
  • Books and article mentioned Upsidedownism:

500 Founders of 21st Century (Certificate)

Bio of Artist was selected in the “500 Founders of 21st Century” Book.

Dictionary  of the International Biography

Who’s who in the 21st Century

Personal Endorsement from the Director General of the IBC:

Dai Giang Nguyen is considered to be an outstanding Artist and has been recognised as such by the IBC in Cambridge, England since 1999.

 

Giữa những dấu ấn hấp dẫn thể hiện ngay trong tác phẩm của mình, Nguyễn Đại Giang rất tự tin trình diện với công chúng một nghệ danh sáng giá:

Người sáng lập ra một họa phái, một phương pháp tạo hình mang tên upsidedownism, một triết thuyết về nghịch đảo, vừa là công cụ tạo hình vừa là một phong cách dẫn nhập vào một thế giới đầy biến động của lịch sử mỹ thuật vào nửa cuối thể kỷ XX trong thiên niên kỷ vừa qua.

 

2.Upsidedownism.

Thử nghe xem cha đẻ của hội họa đảo nghịch nói về chính con đẻ của mình: “ Upsidedownism ra đời vào năm 1993. Hai năm sau 1996 đã đoạt giải thưởng quốc tế và được cục bảo vệ bản quyền tác giả Mỹ công nhận. Không dừng lại ở đó, trong sự tự thỏa mãn, Upsidedownism ngày một biến đổi. Đến năm 2006 nó đã dần dần hoàn chỉnh qua những cách tân cơ bản. Nhìn lại quá trình sáng tác và hoàn thiện Upsidedownism, tôi tự nhiên cười vì mình đã thắng được mình, óc mình, tâm thức mình, thắng được mắt mình. Vì trong Upsidedownism, cái tư tưởng bao dung đã thắng và hòa hợp giữu cái đúng và cái sai, giữa cái vô lý và có lý. Bao dung và vị tha, tranh của tôi nói lên tầm vỹ đại của tư tưởng tự do. Khi anh đã có tư tưởng mới mẻ thì tất nhiên sẽ đẻ ra một hình thức phù hợp với sự mới lạ ấy và tất nhiên, thành quả của sự lao động sáng tạo sẽ đến bằng sự gặt hái những giải thưởng hội họa quốc tế”.

Mẹ và Con (2006)

Qua tự bạch trên đây của họa sĩ, ta thấy bản chất cốt lõi của triết lý tư tưởng trong Upsidedownism là tinh thần nhân văn, nhân đạo, thiện ý bao dung trong quan hệ giữa Người và Người, Người với môi sinh; Bằng phương cách tồn tại của các “Hữu thể” Người trong các mối quan hệ tương tác đảm bảo cho sự “Tồn Tại” hiện hữu.

Thế kỷ XX với hai cuộc thế chiến, hàng loạt cuộc tương tàn giữa các sắc tộc, tôn giáo va chính kiễn đã nhấn chìm loài người vào sự tự hủy diệt. Đã đến lúc Cái Đẹp cứu rỗi được sự diệt vong này hay chưa?

  1. Giải mã triết lý nhân văn, sự bao dung trong Upsidedownism

Trước hêt, thái độ thiện chí và minh bạch của Nguyễn Đại Giang được thể hiện cụ thể trong hệ thống tạo dựng hình tượng tạo hình ngày càng minh triết. Nó được biểu thị qua nhiều ý tưởng nhân văn, có khi tập trung, có khi dàn trải, có khi cô đúc chắt lọc, có khi khai triển đa chiều.

 

Trong tác phẩm “Người Đàn Ông”, “Trong quán cà phê”, ý thức về con người tự thân, con người tự tại được khẳng định, độc lập với trào lưu tha hóa nhân cách đang như một bệnh dịch tràn lan. Sự tự tin, ý thức tự bảo vệ, thái độ cảnh giác của “Hữu Thể” với “Tồn Tại”, đôi khi còn cô độc trong sự hạn chế nhất định của hoặc cảnh và năng lực bản thân, gây nên một cảm giác hơi bất an nào đó, song chúng tự qua đi và niềm tin xac tin của tinh thần nhân văn vẫn chiếm lĩnh tư duy số đông nhân loại. Nó được khẳng định dần qua tác phẩm “ Ca Trù”, “ Điệu Múa” chuyển tiếp từ lượng sang chất và cuối cùng được dong chot qua series “ Mẹ và Con”. Mẹ và con giữa con Người, mẹ và con giữa các sinh vật, gia súc. Cũng vẫn một niềm đam mê sâu xa “Tình Yêu của Mẹ”. “Gia Đình Chó tuy đề cập đến mối quan hệ khác loài mà vẫn ấn tượng rất Người. Đó cũng là biểu hiện tinh thần bao dung. Trong mỗi tác phẩm, mỗi đề tài, phạm vi phản ánh và biên đọ tư tưởng khác nhau trong quan hệ tay đôi Mẹ con, quan  hệ tay ba, quan hệ cộng đồng, tinh thần nhân văn bao dung, nhân ái ngày một nâng lên từ lượng sang chất như một bội số.

 

  1. Giải mã cấu trúc  hình  tượng   tạo  hình:

 

A-  THƯ  PHÁP  “ LA  HOA” (Dissimilation):  Đây là một biện pháp tạo hình được sử dụng phổ biến trong lịch sử hội họa thế giới hàng thiên niên kỷ qua cho nhãn quan một sự va đập mạnh mẽ và đột ngột dẫn đến ấn tượng sâu sắc trong nhận thức. Ở ấn tượng, ở lập thể là điểm nhìn nhiều chiều.

 

Trong Upsidedownism, loa hoa thứ nhất là đảo nghịch thói quen nhận thức theo trật tự tự nhiên nhàm chán bằng một trật tự chủ quan. Tập trung nhất ở cái đầu trong các tác phẩm của Nguyễn Đại Giang luôn quay ngược chân dung nhật vật theo ngược chiều bình thường. Nhưng đây không chỉ là một thư pháp hoán vị trí gây nên hiệu ứng “mãn nhãn, bắt mắt” thuần túy, mà sự đảo nghịch này còn kéo theo một hệ quả khác: đó là sự đảo nghịch quan hệ giữa các thành tố trong tác phẩm, mối quan hệ chủ thể, khách thể trong doi ung nội tại,. Sự đảo nghịch này lại được thấy như là “Thuận”  nếu nhận thức chung trong cảm xúc toàn thể, trong nhận thức không logic thông thường. Rõ ràng sự đảo nghịch này không chỉ là la hoa bề ngoài, nó đảo nghịch toàn bộ cá logic tự nhiên, cái trật tự nhan tien. Và khi sự đảo nghịch này kết thúc thì cuối cùng sẽ được tư duy sắp xếp lại thành một trật tự khác, dĩ nhiên là khi ấy ta sẽ có một trật tự “Thuận’ sinh ra từ cái nghịch ấy, kéo theo một nội dung khác và một khoái cảm khác theo ý thức chủ quan của người họa sĩ. ( Ca Trù, Điệu Múa)

B- VẬN  DỤNG  CÁC   THUẬT  TOÁN   FUZZY   VA   FRACTAL   TRONG  XỬ  LÝ   KHÔNG  GIAN   NGHỆ   THUẬT:

– Xử lý các diện phẳng của tác phẩm bằng các nét hình song song ( FUZZY)

“  Người đàn ông“

– Xử lý cái vô hạn trong cái hữu hạn của không gian nghệ thuật   (FRACTAL)

“Điệu Múa“  “  Ca  Trù “

 

Tác phẩm “Người Đàn Ông” của NGuyễn Đại Giang, vẽ theo bút pháp đảo nghịch phản ánh rất cô đúc tư tưởng thẩm mỹ cúng như xử lý tạo hình mà các yếu tố hình thể quan thiet nhất đều chịu chi phối bởi sự nghịch đảo về vector vận động ngược chiều 180 độ. Sự ngược chiều này tiếp tuyến với các ngược chiều tiếp theo cùng phương vi rồi kết thúc bằng một vận động lật xoay 45 độ, kết thúc toàn bộ hình tượng người đàn ông. Người này đang đăm đăm hướng cái nhìn về đâu, như chờ đợi, như xét đoán cái thông tin có thể tốt, có thể xấu liên quan đến thân phận của mình. Chiếc ghế thì vẫn yên vị, như tĩnh tại, như an phận mặc cho cuộc thế xoay vần. Bóng ngả trên tường vat những gốc kỷ hà khỏe khoắn đơn sơ. Cuộc vận xoay cái khuôn mặt, đôi mắt cửa sổ tâm hồn, tham dự vào quỹ đạo vận động hình elip càng lúc càng thấy cuộn xoay len vẻ bất an. Đó là người đàn

 

ông ủa thế kỷ XX chưa qua hoặc vừa qua hai cuộc chiến thể giới đau đầu cho cái tương lai mịt mờ khói súng hay thịt da tan nát vì những cực đoan trong tín ngưỡng. Các đường nét song song trong từng bộ phận chia nhỏ thân hình ra những diện tích đều đều theo cung cách thuật toán Fuzzy mờ ảo.

 

Tác phẩm “Ca Trù” ngồn ngộn lên trong cái khuôn hình hữu hạn bó chặt lấy không gian hai chiều của thế giới phẳng. Ba nhân vật xoay quanh một cuộc chơi âm thanh với những tư thế cũng vặn ngược các chân dung. Chúng không còn ở vị thế “KHách thể’ mà như là chủ nhân của chính chieu choi này. Sự vận động của những sóng âm cộng hưởng với sự vận động của thân hình các nhạc công cứ lan tỏa, cứ chen lấn ra rìa khuôn hình, chèn ép các vật thể khác dồn nén xung quanh. Cứ như là một đoạn khúc trong sơ đồ thuật toán Fractal đang vận động. Cuộc sinh sôi cho cái vô hạn của cái hữu hạn vận hành theo đúng quy luật đã quy ước. “Ca Trù” là

Ca Trù (2006)

một trong những tác phẩm điển hình của hội họa  Upsidedownism mà Nguyễn Đại Giang sinh thành nên. Cũng như các tác phẩm anh em, nó cũng thấm đậm dư vị của chất giọng nhân văn, các chất “NGười” thiện tâm, chất “Văn” mẫn cảm và cái chất “Đồng” xoắn xuýt vào một âm hình đẹp, sáng trong, cao nhã của dòng hất dân tộc ngàn năm. Cái nghịch đảo bề ngoài thực ra lại “phản biện” cho cái đồng thuận từ sâu thẳm tâm linh các nhạc công, truyền sang người chiêm ngưỡng tham dự cuộc hòa tấu một âm ba đầy ắp ý vị nhân văn, bao dung, hòa cảm. Sự cảm hóa từ cái nghịch đảo hoán vị vào cái “Đồng Thuận” có công lao rất nhiều từ người thưởng thức.

 

5.Những tư tưởng triết lý song hành với Upsidedownism:

 

A-Dĩ nhiên với sự hình thành họa phái Upsidedownism của họa sĩ Nguyễn Đại Giang, chủ yếu là sản phẩm của tư tưởng triết thuyết Việt Nam, của văn hóa truyền thống Việt Nam, môi sinh Việt Nam. Song trong quan hệ hiện đại, với nhiều dòng văn hóa khác nhau, đan xen, giao thoa, xâm nhập giữa chúng với nhau, giữa trong nước và quốc tế, giữa hoàn cảnh tồn tại và lập nghiệp, Upsidedownism chắc chắn cũng mang dấu vết hội nhập đó. Không hẳn như ý kiến của nhà phê bình Anna Fahey trên tuần báo Seattle Weekly: “ Trường phài Upsidedownism của Nguyễn Đại Giang đang đánh đổ lịch sử Mỹ Thuật phương Tây”, sự hình thành Upsidedownism chắc chắn làm phong phú thêm diện mạo Mỹ Thuật thế giới đương đại và sự tự hào vì một họa sĩ Việt Nam la Nguyễn Đại Giang, cha đẻ của họa phái Upsidedownism góp phần nâng cao vị thế của Mỹ Thuật Việt Nam với tư cách độc lập, tự do và bình đẳng quốc tế.

 

Cũng dĩ nhiên trong quá trình tồn tại, Upsidedownism hẳn sẽ còn nhiều cố gắng trong việc bổ sung hoàn thiện một ngày một đẹp và hấp dẫn hơn nữa. Trong đó triết học và mỹ học hẳn là những tiêu chí hàng đầu.

 

Hà Nội Xuân Đinh Hợi 2007

Họa sĩ, nhà phê bình Mỹ Thuật Vũ Ngọc Anh